Sinh thái Thanh Hà

Về điều kiện tự nhiên, đất đai do phù sa bồi tụ, sông ngòi nhiều nên rất màu mỡ, phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, do phù sa bồi tụ không đều nên địa hình thổ nhưỡng của Thanh Hà không bằng phẳng và phần lớn vẫn ở dạng phù sa non. Khi chưa có hệ thống đê, hàng năm vào mùa mưa, nước lũ từ thượng nguồn đổ về mang phù sa tràn vào đồng ruộng, đầm bãi, ao hồ, có khi ngập nước đến ba bốn tháng (từ tháng 5 đến tháng 9 âm lịch). Sau khi nước rút đi đã để lại lớp phù sa dày 5–10 cm. Thanh Hà có2/ 3 diện tích là triều bãi, nhiều vùng trước đây là đầm hồ, bãi trũng, quanh năm chỉ có cỏ lau, lác sú, vẹt mọc um tùm, song đó lại là môi trường tốt cho các loài thuỷ sinh quý, có giá trị dinh dưỡng cao như: tôm, cá, cua, cáy, rươi, ruốc.

Riêng 4 xã khu Hà Đông trũng hơn, có nhiều đầm, hồ, ruộng bãi rất thấp, lại gần hạ lưu, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều lên xuống hàng ngày, do đó đã tạo thành một vùng sinh thái nước lợ đặc biệt phong phú. Nhiều loại thuỷ sản được mệnh danh là đặc sản nổi tiếng: Tôm rảo, cà ra, rươi, rạm,... "Tháng mười cà ra, tháng ba tôm rảo"; đặc biệt con rươi là thuỷ sản quý chỉ có ở vùng nước lợ, sống chủ yếu trong lòng đất phù sa, xuất hiện nhiều vào tháng 9, tháng 10 (âm lịchTính chất đất đai cũng như địa hình của huyện mang đặc tính địa hình của đất phù sa sông Thái Bình. Độ cao so với mực nước biển trung bình là 0,60 m